Với phong trào đạp xe đang ngày một đi lên tại Việt Nam, bài viết sau sẽ tổng hợp sự khác biệt giữa hai dòng xe đạp thể thao khác nhau – xe đạp đua và xe đạp địa hình, với mong muốn cộng đồng tìm được chiếc xe thật sự phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mỗi người.
Xe đạp đua (đôi khi gọi là Endurance Bike, Sportive Bike):
Xe đạp đua được sinh ra để mang lại cảm giác thoải mái và bền vững cho cua rơ (người đua xe đạp). Đây là dòng xe đạp đầu tiên được dùng để chinh phục những con đường lát đá của các giải đua Classics ở miền bắc nước Pháp. Đây là những giải đua mà cua rơ phải gồng mình đạp cả ngày với tốc độ cao qua những cung đường “khó nhai” nhất bạn có thể nghĩ đến. Để giảm thiểu tình trạng nhức mỏi cơ gây ra bởi rung lắc trên đường, xe đạp đua được thiết kế với khả năng điều chỉnh linh hoạt và khoảng hở lốp (tyre clearance) to hơn để có thể sử dụng những loại lốp có bề ngang lớn và chống sốc tốt.
Sự linh hoạt của xe đường dài được các nhà sản xuất thể hiện khác nhau trên khung sườn. Specialized có “Zertz”, một bộ phận gắn vào phuộc và ống nghiêng sau (seat stay) giúp giảm sốc tốt hơn. Trek có “Isospeed”, một bộ phận giúp cốt yên có thể di chuyển và thay đổi linh hoạt theo điều kiện đường xá giúp cua rơ luôn cảm thấy thoải mái. Bianchi không có những bộ phận cơ giúp tăng cường sự linh hoạt, mà thay vào đó là những vật liệu “vicoelastic” (được biết đến như công nghệ Countervail) được tích hợp vào sườn giúp giảm dư chấn.
Hầu hết các xe đạp đua đều có khoảng hở lốp lớn để có thể sử dụng lốp rộng hơn. Sử dụng lốp rộng có rất nhiều lợi ích. So với lốp hẹp, lốp rộng có thể lăn với áp suất thấp hơn, từ đó giúp giảm rung lắc và đem lại cảm giác mượt mà khi đạp. Ngoài ra lốp rộng cũng giúp giảm độ ma sát lăn với mặt đường. Hầu hết xe đạp đua đều được gắn lốp 28mm, có những trường hợp lốp lên đến 32mm.
Lốp rộng giúp tạo cảm giác mượt mà và thoải mái hơn khi đạp
Xe đường dài nhắm đến tư thế ngồi thẳng lưng hơn là cúi người. Ống cổ và độ dài giữa 2 trục bánh xe dài hơn. Chỉ số reach được hạ thấp (nghĩa là độ rướn từ chỗ ngồi tới ghi đông ngắn) trong khi chỉ số stack (độ dài thẳng đứng được đo từ trục giữa đến trung tâm của ống cổ) được tăng lên. Những sự thay đổi này nhằm giúp cho cua rơ có một tư thế ngồi thẳng, cao, ít song song với mặt đất hơn, từ đấy giảm gánh nặng lên lưng, vai, cổ và cơ hamstring.
Song song với lốp rộng, việc tăng chiều dài giữa hai trục bánh cũng góp phần đảm bảo sự ổn định của chiếc xe. Ngoài ra, tay ghi đông dài cũng giúp độ ổn định được nâng cao. Xe đường dài thường có tay ghi đông dài 46cm thay vì 40-42cm của xe aero hoặc xe địa hình.
Xe đường dài thường được gắn bộ giò đĩa nhỏ (compact crankset) với líp to, nhằm giúp cho việc nhấn pedal dễ dàng hơn, giúp chân thư giãn trong những ngày đạp dài. Giò đĩa cho xe đường dài thường có chỉ số 50-34, trong khi líp thường là 11-28 hoặc 11-32.
Các xe endurance thường được trang bị líp to, giúp cho guồng quay chân nhẹ hơn khi cần thiết
Xe đạp địa hình (climbing bike, lightweight road bike):
Đúng như tên gọi, xe đạp địa hình (lightweight road bike) thường có trọng lượng rất nhẹ. Vì dòng xe này kết hợp nhiều đặc điểm của xe aero và xe đường dài nên xe địa hình thường là một sự lựa chọn phổ biến cho những ai muốn sở hữu một chiếc xe đa năng. Chúng thường không cho cảm giác thoải mái nhiều như xe đường dài. Xe địa hình có độ đậm và cứng cáp tốt hơn xe đường dài. Khả năng điều khiển của xe địa hình cũng chính xác và dễ dàng hơn xe đường dài.
Hình dáng ống khung của xe địa hình thường được thiết kế càng mỏng càng tốt, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến sự cứng cáp và độ bền của khung. Những ống khung mỏng giúp giảm trọng lượng xe và tăng khả năng điều khiển linh hoạt, đồng thời giảm dư chấn do rung xóc giúp bạn có một trải nghiệm đạp thải mái. Để có được sự cân bằng giữa trọng lượng và độ đầm, người thiết kế xe địa hình thường gia cố độ cứng của ống nối, gióng đứng, ống cổ và khung xích (chainstay) bằng cách sử dụng nhiều loại cacbon khác nhau hoặc gia cố thêm nhiều lớp cacbon.
Không có một thiết kế khung xe địa hình đồng nhất nào giữa những thương hiệu khác nhau. Nhiều nhà sản xuất với những dòng địa hình và đường dài riêng biệt thường thiết kế xe địa hình khá hầm hố và góc cạnh bởi những ai muốn cảm giác thoải mái có thể chọn xe đường dài. Trong khi đó, một số thương hiệu khác lại thiết kế xe địa hình với hình dáng “thoải mái” hơn vì họ không có nhiều ngân sách.
Chọn loại xe đạp phù hợp với nhu cầu:
Câu hỏi quan trọng ở đây là nên chọn xe nào cho phù hợp. Câu trả lời phụ thuộc vào khá nhiều yếu quan trọng như sau:
Mục đích sử dụng: bạn muốn mua xe đạp với nhu cầu để làm gì: đạp du ngoạn mỗi cuối tuần, khám phá những ngọn đồi, hay rút ngắn thành tích tại giải thi đấu sắp đến? Nếu bạn muốn mua một chiếc xe đạp chỉ để đạp thong thả cuối tuần, bạn chỉ cần mua một chiếc xe đường dài. Nếu nhu cầu thiên về rút ngắn thành tích, bạn nên cân nhắc dòng xe địa hình.
Kinh nghiệm/ Thâm niên đạp xe: Nếu cơ thể bạn không đủ dẻo dai, hoặc bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đạp xe, bạn có thể chọn một trong hai dòng xe đường dài hoặc xe địa hình.
Ngân sách: Phần lớn xe địa hình thường có giá thành đắt hơn xe đường dài, nên nếu bạn muốn tìm một chiếc xe để tập luyện thì dòng đường dài là lựa chọn hợp túi tiền hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sắm sửa “1 lần rồi thôi” thì xe địa hình là một lựa chọn đa năng hơn.
Cuối cùng, với bất cứ dòng xe nào bạn chọn, việc đảm bảo bạn tương thích với xe (độ fit) là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn tập luyện tốt và giảm thiểu những chấn thương không đáng có. Khi mua xe, bạn đừng quên sử dụng dịch vụ căng chỉnh (bike fit) để tìm ra tư thế ngồi phù hợp nhất có thể nhé. Chúc các bạn tìm được chiếc xe đạp như ý muốn và luyện tập thật vui!